Mướp đắng

Mướp đắng tên Hán-Việt: Khổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam. Mướp đắng là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Cây có thân nhỏ đường kính khoảng 3-6 mm, có lá mỏng, có từ 4-6 cạnh nhô ra như mũi giáo. Quả mướp đắng sần sùi dài khoảng 15-20 cm đường kính khoảng 3-4 cm, có vị đắng đặc trưng, và là loại đắng nhất trong tất cả các dòng rau củ quả. Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.

Công dụng

Mướp đắng có rất nhiều vitamin và khoáng chất như 0,9 % Protein,0,1% Lipit, 0,2 % cacbon hidrat, canxi, kali, magie, sắt… Vì vậy mướp đắng có rất nhiều tác dụng:

Kích thích ăn uống, kích thích chứ năng tiêu hóa: trong mướp  đắng có thành phần Alkloid có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lơi tiểu máu lưu thống tốt), thanh tâm minh mục ( mát tim sáng mắt).

Thanh nhiệt giải độc, giúp con người trở nên nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn. Ngoài ra còn có tác dụng chữa các bệnh sốt, mất nước các loại bệnh viêm nhiễm như  mụn nhọt viêm đường tiết liệu, viêm kết mạc mắt cấp tính và tiểu đường.

Tiêu diệt tế bào gây ung thư: giàu vitamin C (1 quả chứa khoảng  118 mg) đã giúp nâng cao cho việc điều trị các bênh do vi khuẩn,  tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Về chất khoáng tăng cường sức khỏe cho cơ thể kháng khuẩn, ngoài ra còn chứa kali có tác dụng làm giảm huyết áp.

Mướp đắng khi chin có màu vàng da cam tại thời điểm quả lúc này có quả sẽ có vị đắng nhẹ hơn và có chất giúp tốt cho gan mật, những người bị bệnh vàng da, bệnh trĩ do nóng trong người có thể ăn mướp đắng chin thường xuyên để giảm nhẹ bệnh và có thể khỏi hẳn.

Tăng thành phần ô xy hóa glucose, giảm sự hấp thụ glucose vào các tế bào. Giảm hoạt tính của các men tổng hợp, có tác dụng đối sinh học giống như các tế bào insulin, giúp điều hòa lượng đường trong máu và rất tốt cho những người bệnh tiểu đường. Hạt của chúng cũng có thành phần chiết xuất ra để có thể phân giải phần đường, nó có tác dụng chuyển hóa các đường thừa trong cơ thể thành năng lượng, làm giảm béo, giảm mỡ đọng lại trong cơ thể và mạch máu.

Có chứa nhiều axit amino đây là một loại axit chứa nhiều vị đắng, ở loại axit này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, vì vậy khi bị ung thư chúng ta nên dùng nhiều khổ qua để làm giảm bớt bệnh.

Các protein và các chất oxy hóa trong mướp đắng không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn có tác dụng kích thích các phản ứng ở mảng tế bào giúp cho việc giảm và tiêu diệt các tế bào ung thư vú của phụ nữ , ngừng di căn đối với các tế bào này. Dầu chiết xuất từ chúng có rất nhiều chất như cis , trats và axit linonic t13 những chất này cũng có tác dụng triệt tiêu các mầm bệnh gây ung thư tá tràng và các loại mệnh nguy hiểm khác.

Chứa nhiều tiền tố tạo lên vitamin A đây là loại vitamin rất tốt cho việc sáng mắt và cải thiện thị giác. Kết hợp với vitamin C và các chất chống oxy hóa chúng còn hạn chế bệnh về mắt do bị oxy hóa, giúp lợi tiểu, bổ sung khí huyết, tuần hoàn máu tốt hơn.

Làm đẹp da, cải thiện da bằng cách đắp mặt và ép nước với mướp đắng để uống. Việc này nhằm giúp cho da dẻ mịn màng, giảm và tiêu diệt mụn trứng cá, mụn đầu đen. Trong loại quả này còn có nhiều nước và vitamin nên da sẽ tái tạo rất nhanh, ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng chữa hôi chân, hôi nách và đặc biệt là giảm cân cho các chị em.

Cách chọn

Đừng vội chọn ngay những quả mướp đắng màu xanh đậm mướt mát, thân phình to, da láng bóng, vì có thể chúng đã được bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng, gây nhiễm độc khi ăn. Các quả mướp đắng có kích thước vừa phải, thon dài, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti, gai nở to ăn thường ít đắng sẽ đảm bảo cho sức khỏe gia đình bạn.

Bảo quản

Để giữ tươi lâu, bạn nên gói mướp đắng cẩn thận bằng 2 lớp nylon và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

Lưu ý khi sử dụng

Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Gây tác hại đến cho trẻ nhỏ: Nếu trẻ nhỏ ăn mướp đắng thì sẽ có những chất gây độc gây hại đến đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hết nên việc đào thải những chất độc từ chúng ra gặp khó khăn. Do vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn  khi quá bé.

Làm tăng men gan: Ăn mướp đắng nhiều sẽ làm cho các enzim men gan tăng cao, ngoài ra nó còn có một thành phần chất vicine gây lên hiện tượng nhức đầu, đau bụng và có thể dẫn đến hôn mê.

Giảm khả năng thụ thai: Trong loại quả này có một loại protein làm giảm khả năng thụ thai, thí nghiệm đã được thử nghiệm trên loài chuột khi chúng uống 1,8 nước mướp đắng trên một ngày.

Gây thiêu máu: Ăn nhiều mướp đắng có khả năng dẫn đến thiếu máu, những triệu chứng khi gặp phải vấn đề thiếu máu là chóng mặt, buồn nôn.

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm chúng cũng có nhược điểm, vì vậy việc sử dụng mướp đắng sao cho an toàn đối với sức khỏe là điều vô cùng quan trọng.