Rau sống có tác dụng chữa bệnh
Trị cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng: Nấu cháo gạo rồi thái chỉ 10g lá tía tô cho vào, ăn nóng, đắp chăn kín cho ra mồ hôi, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng 15-20g lá tía tô tươi, giã nát, đun sôi với nước uống.
Cây kinh giới
Trị rôm sảy ở trẻ nhỏ: Mùa hạ nóng bức trẻ em bị rôm sảy khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc, thậm chí do quá ngứa ngáy, trẻ gãi nên nhiễm trùng. Phương pháp dự phòng là thường xuyên tắm cho trẻ bằng lá kinh giới vò nát hoặc xay nhỏ. Cho trẻ uống nước sắc của lá và hoa kinh giới.
Trị cảm nóng: 50g lá kinh giới, một miếng gừng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống, bã dùng để đánh gió. Rất hữu hiệu.
Chữa trẻ bị tưa lưỡi: Rửa sạch lá bạc hà, chà nhẹ lên lưỡi trẻ vài lần, tưa sẽ hết, trẻ lại bú bình thường.
Chữa ong đốt, rết cắn, mèo cắn: Lá bạc hà rửa sạch, thái nhỏ hay nhai nhuyễn, đắp lên vết cắn, rất hiệu nghiệm.
Chữa chứng tứ thời cảm mạo: Hành trắng, hương nhu 15g rửa sạch, thái nhỏ, hãm nước sôi, để nguội rồi uống nước, bỏ bã. Ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 2-3 ngày.
Đối với trẻ nhỏ: 3 củ hành liền cọng rửa thật sạch, 70ml sữa mẹ (hoặc sữa hộp theo công thức) ngâm khoảng 30 phút, sau đó nấu trong vòng 50 phút, lấy nước cho trẻ uống dần.
Chữa giun chui ống mật: 80g hành giã nát vắt lấy nước trộn với 40ml dầu (lạc, vừng) để uống.
Hành chữa được nhiều bệnh nhưng khi dùng nên thận trọng, không lạm dụng. Ví dụ: Kết hợp hành và mật có thể gây độc dẫn đến tử vong; hành kị với thịt chó, táo và cá chép...
Chữa đau bụng kinh: Cả cây hẹ (gốc) rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống cùng với rượu sẽ chữa được chứng đau bụng khi hành kinh.
Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên chỗ bị đau răng. Ngày đắp 5-6 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
(Theo Dongythoxuanduong)
Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe
Bình luận