Kiêng kỵ khi uống rượu
1.Tránh uống lẫn bia với rượu
Một số người có thói quen vừa uống rượu lại uống bia, cách uống như vậy thật không hay chút nào. Mặc dù nồng độ cồn trong bia tuy có thấp nhưng thành phần nước và carbonic lại nhiều.
Nếu uống bia rượu cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh, có hại cho gan, dạ dày và thận... ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp... Chính vì vậy mà mọi người chớ nên uống lẫn bia với rượu.
2.Tránh uống rượu lúc đói
Đường glucose (đường huyết) trong máu được gan dự trữ và cung cấp cho cơ thể, nhưng thời gian duy trì không lâu, mà chủ yếu là nhờ gan chuyển hóa thực phẩm phi đường thành glucose để đưa vào máu liên tục. Nếu chức năng tạo đường như vậy không thực hiện được, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng đường huyết thấp và rượu cồn chính là chất ức chế mạnh đối với công dụng tạo ra loại đường đặc biệt này.
Khi đường huyết thấp, do tổ chức não bị thiếu đường glucose nên sinh đau đầu, tim đập mạnh, đổ mồ hôi lạnh và có cảm giác đói cồn cào, có trường hợp bị hôn mê thậm chí gây tử vong do đường huyết tụt thấp. Chính vì vậy, uống rượu lúc đang đói dễ xảy ra những trường hợp nguy hiểm. Do đó khi uống rượu cần phải ăn một chút chất bột chứa đường như cơm, bánh mì, bún...
3.Sau khi uống rượu không nên uống trà ngay
Mặc dù uống trà sau bữa rượu có tác dụng nhuận táo giải rượu, nhưng bên cạnh đó cũng gây nhiều bất lợi cho cơ thể. Rượu cồn và nước chè đặc đều gây kích thích mạnh đối với tim, do đó uống rượu xong lại uống trà khiến tim bị kích thích song trùng, làm gia tăng hưng phấn, khiến cho tim làm việc nặng hơn.
Đồng thời, còn gây bất lợi cho cả thận, bởi lẽ uống rượu xong uống trà, chất theophylline có tác dụng lợi tiểu, trong khi đó chất ethylaldehyde trong rượu cồn chưa bị phân giải hết, nhưng do tác dụng lợi tiểu của theophylline nên đã đi vào thận. Ethylaldehyde có tác dụng kích thích khá mạnh đối với thận, nên dễ dàng làm cho thận tổn thương. Vì vậy uống rượu xong chỉ nên uống chút ít trà.
4. Kiêng uống cà phê sau khi uống rượu
Sau khi uống rượu lại uống cà phê sẽ làm tăng tác hại của rượu cồn đối với cơ thể. Nguyên do là sau khi uống rượu, lượng cồn sẽ nhanh chóng bị hấp thu qua đường tiêu hóa để vào hệ thống tuần hoàn máu và đưa đi khắp cơ thể, ảnh hưởng tới dạ dày, tim, gan, thận, đại não và hệ thống nội tiết, trong đó đại não là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất.
Còn caffeine là thành phần chính thức trong cà phê, nó gây kích thích thần kinh não,gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, tình cảm thất thường lúc vui lúc buồn hoặc u uất...
Sưu tầm
Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình
Bình luận