Bảo quản thực phẩm Tết
Nem, chả, thịt nguội
Ông Nguyễn Kim Ngân - Giám đốc nhãn hàng thực phẩm Việt Hương (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, trong ngày Tết, thức ăn trong tủ lạnh rất dễ bị nhiễm chéo như nhiễm mùi vị, nhiễm vi sinh... nên chỉ cần một loại thực phẩm bị hư sẽ làm cho các thực phẩm khác hư theo. Khi dùng, nhất là các loại nem, giò chả, jambon... sản phẩm mới phải có màu sắc, mùi vị đặc trưng. Ví dụ nem có vị chua chua ngọt ngọt, quyện với mùi thơm của tỏi, ớt, tiêu; giò chả không bị nhớt, ngả màu... Tất cả các sản phẩm đó cũng phải khô ráo, bóng mịn. Khi sản phẩm dùng còn dư (nem, giò chả, jambon, giò thủ...), nên cho vào bao ny lông cùng vài tép tỏi, cột dây thun kín, trữ trong ngăn mát, thời gian bảo quản khoảng bảy ngày. Nếu để lâu hơn, bạn phải chuyển lên phần tủ đông, thời gian bảo quản sẽ được từ một-ba tháng. Khi dùng, cho vào lò vi sóng khoảng ba-năm phút là thực phẩm vẫn ngon như ban đầu.
Thịt kho hột vịt
Sau khi chế biến hoàn tất nồi thịt kho hột vịt, để không bị ôi thiu, cách tốt nhất là dùng vỉ nhôm hay inox dằn lên trên mặt cho ngập nước thịt. Như vậy, thịt sẽ không bị khô mặt và cũng không bị thiu. Khi ăn, dùng muỗng khô sạch, múc nhẹ nhàng không để cho trứng vịt bị bể ra dễ làm nước thịt bị chua. Với cách này, thịt kho không cần để tủ lạnh, nhưng mỗi cuối ngày phải hâm nóng lại ở nhiệt độ 80 độ và đậy nắp hở. Nếu tủ lạnh to, có thể chia nhỏ từng phần thịt kho ra hộp, cất vào tủ, rất tiện lợi cho mỗi lần sử dụng.
Bánh tét
Bà Nguyễn Thị Xiềm (Nhà hàng bánh xèo Tú My) tư vấn: Nếu tự gói bánh tại nhà, sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh lại và dùng vật nặng đè lên để ép cho ra hết nước trong bánh khoảng vài giờ. Sau đó, treo bánh lên để dành ăn từ từ. Bánh tét chiên lên ăn với dưa món là rất hấp dẫn.
Rau, củ, quả
Bà Phạm Ngọc Sáng (chủ cơ sở bánh mứt, thực phẩm chế biến Ngọc Sáng, 199 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) khuyến cáo, với các loại rau, muốn để ăn lâu, không nên rửa sạch rồi mới bảo quản, vì khi có nước rau dễ bị úng. Cách bảo quản tốt nhất là ngay khi mua về gói vào giấy báo, bỏ trong bao ny lông để ở ngăn mát tủ lạnh. Ngược lại, các loại trái cây phải rửa sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
Các loại dưa món, kiệu chua không cần thiết phải để tủ lạnh, chỉ cần mỗi khi ăn, dùng đũa, muỗng sạch múc ra.
Ngọc Lâm (ghi)
>> Nem - tình quê ngày tết
>> Mứt bí
>> Mứt mãng cầu
>> Mứt dừa
>> Mứt tắc
>> Dưa chua ngày Tết ở Tây Nam bộ
>> Nồi thịt kho ngày Tết
>> Bảo quản thực phẩm ngày Tết
>> Cách chọn dưa hấu
>> Bánh tổ ngày Tết
>> Mứt gừng dẻo
>> Mứt thơm
>> Mứt cà chua
>> Tai heo ngâm giấm
>> Mứt cà rốt
>> Mâm cỗ ngày Tết
>> Để có dưa muối ngon ngày Tết
>> Nồi chè kho ngày Tết của mẹ
>> Gỏi cá may mắn
>> Mùi kiệu chua
>> Xôi gấc
>> Dưa hành ngày Tết
>>Măng khô ninh chân giò
>>Thịt heo ngâm nước mắm
Danh mục bài viết
Bình luận