Tính triết lý trong văn hóa ẩm thực dân tộc Thái

Thứ Bảy, 29/01/2011 03:14

2,753 xem

0 Bình luận

(0)

2092

Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực. Món ăn của dân tộc Thái thể hiện sự kết hợp hài hoà, sự giao lưu, ḥa quyện cùng linh khí của núi, của sông, của rừng, của những tấm ḷng chân quư giản dị. Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái có một cội nguồn triết lư riêng để măi trường tồn với thời gian. Đối với người Thái, ẩm thực là một nghệ thuật đẵ trở thành nét văn hóa cổ truyền, sâu sắc.

alt
Nguồn ảnh: vzone

Nhiều người đă bàn đến văn hoá ẩm thực của dân tộc Thái và cũng rất nhiều món ăn của người Thái được giới thiệu một cách cặn kẽ. Tuy chưa phải là đă tạo thành mức định h́nh như một chuẩn mực, một phong cách. B́nh thường, các món ăn của người Thái chia làm 5 phần lớn khác nhau như: căm chẳm (đồ chấm, đặt đầu tiên); căm nặm (đồ uống, đặt thứ hai); căm cắp (đồ ghém, đặt thứ ba); căm kin (phần về thức ăn, đặt thứ tư); căm khẩu (phần về cơm, đặt cuối cùng). Trong sự phân loại, tự nó đã bao quát cả âm dương, ngũ hành một cách tổng thể. Xét riêng từng phần, sự hài hoà cũng lại là một nét riêng tạo nên một tác phẩm vô cùng quyến rũ.

Văn hoá ẩm thực phương Tây, và thời gian gần đây đã du nhập vào một số đô thị lớn của nước ta, các món ăn được tuần tự đưa vào mâm tiệc: Món khai vị; Món chính; Món tráng miệng... Nhưng với dân tộc Thái, điều này là không thể, bởi sự hoà quyện của 5 phần ấy là một điều dường như là bắt buộc, vị cay của ớt, của mắc khén; vị ngọt của đồ nướng; vị tươi non của những đồ ghém kèm theo tạo nên một sắc thái mà nếu thiếu một trong những vị ấy bữa tiệc sẽ bị nát vụn, mất đi niềm hứng khởi trong sự thưởng thức của tất cả các giác quan.

alt
Nguồn ảnh: cuocsongviet

Mâm cơm được bày ra, hay món ăn được chế biến bày lên đĩa, dù là bữa cơm b́nh dân trong mỗi gia đình, đặc tính nổi bật là sự hài ḥa trong từng góc độ. Món ngon không chỉ ăn bằng miệng, mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm. Như tự nhiên vậy, ở đó chứa đựng cả một thế giới chan hòa màu sắc. Bây giờ, nhiều món ăn của dân tộc Thái đă xuất hiện ở trong những nhà hàng sang trọng, nhưng bạn hãy thử, dù chỉ một lần, giữa khung cảnh mênh mông của đất trời trong nếp nhà sàn h́nh mai rùa, hăy thưởng thức sự thăng hoa của chén rượu đậm men lá rừng, vị ngọt thanh của từng thớ thịt nướng thơm nhưng nhức, cái mát lạnh của những ngọn rau vẫn mang màu xanh nơn nà trong mát... Tất cả hòa quyện thành sự thích thú khoái cảm nhớ đời.

Đối với người Thái, trong một mâm cơm, các món ăn bao giờ cũng phải đảm bảo đủ 2 yếu tố âm, dương. Chúng bổ sung, pha trộn cho nhau làm thực khách mê mải cùng hương rượu, quấn quít với những hương vị được gia giảm rất kỹ càng. Món cá mang tính âm (hàn) nên khi ăn, người Thái dùng với một số gia vị mang tính dương như: ớt, sả, gừng, tiêu để cân bằng. Và những vị cay này cũng lại được điều hoà bằng vị chua của khế, của chanh...

alt
Nguồn ảnh: blog

Mang trong mình hơi thở của núi rừng rộng thẳm cùng những sản vật được thiên nhiên ưu đãi. Các món ăn của người Thái có một đặc trưng rất dễ dàng nhận biết, đó là sự phân cực rất rõ ràng, món nào dường như cũng muốn làm cho người lần đầu tiên thưởng thức phải dựng mình lên, sởn tóc gáy. Thạch Lam – tác giả của “Hà Nội băm sáu phố phường” với những chuyến phiêu du cùng với rất nhiều thức quà của mảnh đất thủ đô văn hiến đă từng miêu tả những món ăn của đất Hà Thành bằng một lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng. Cọ̀n món ăn của cộng đồng dân tộc Thái dường như lại là sự đối đầu thật gay gắt. Chúng mang trong mình vẻ đẹp của sự thô mộc, góc cạnh đầy cá tính. Song quan sát kỹ thì lại thấy hết sức cầu kỳ, cầu kỳ cả trong nguyên liệu lẫn cách chế biến. Có thể nói, những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Cay thì thật cay, mặn thì thật mặn, chua cũng thật chua và chát thì không gì có thể chát hơn. Nhưng hấp dẫn chính lại là điểm ấy. Hãy thử để thiếu một vị mà xem, thực khách sẽ cảm thấy như đang ngồi trên một quả đồi trọc lốc, nham nhở để thưởng thức vậy.

Nghệ thuật chế biến là thế, để thưởng thức cũng lại là cả một vấn đề. Trong cách ăn, vừa nhấm nháp, vừa xuýt xoa, lần lượt, chậm rãi mới đích thực là cách ăn của người Thái. Vị ngọt, vị cay, vị nồng... dần lan toả, từ đầu lưỡi thấm dần, lúc đó sự hoà quyện của hương vị như len lỏi tới từng đường tơ kẽ tóc, vị cay dường như chỉ còn lơ lửng đâu đây, cái ngọt ngào thấm dần rồi thoát ra thành những câu từ gợi nhớ...

Một nét cần được nhấn mạnh trong ẩm thực là ăn uống phải hài hòa với thiên nhiên, phong cảnh. Văn hóa là cái đẹp, mà theo năm tháng không ngừng phát triển; Là một bộ phận cấu thành, Văn hoá ẩm thực cũng thế. Những món ăn từ nơi cội nguồn, ngày lại ngày được tiếp thu, phát huy, sáng tạo. Từ con cá, hạt muối, củ gừng cay, chân hành nồng, trái ớt chín đỏ... đă góp thêm hương, thêm sắc vào mảnh đất nơi địa đầu phía Tây Tổ quốc rất đỗi tươi đẹp này, làm biết bao người phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử.

Danh mục bài viết Du lịch ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading